- Ứng dụng kết nối hẹn hò アイシテ(Aishite)
- Chuyên mục アイシテ
- Lễ tiết phân. Ném đậu chỉ có ở Nhật?
2023.02.09
Ở Nhật có một văn hóa ném đậu vào ngày lễ tiết phân. Sau khi ném đậu, tùy thuộc vào vùng miền mà mọi người có thể ăn Ehomaki, mì soba hoặc cá mòi. Đây là một nét văn hóa rất vui nhộn, nhưng ném đậu vào lễ tiết phân có phải chỉ là nét văn hóa của người Nhật không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về văn hóa lễ tiết phân hay cách ném đậu đúng cách.
Lễ tiết phân là gì?
Lễ tiết phân đề cập đến những ngày trước khi bắt đầu mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, xảy ra bốn lần trong một năm. Trong quá khứ, người ta tin rằng ma quỷ sẽ xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Vì vậy các sự kiện xua tuổi tà ma bắt đầu được tổ chức vào lễ tiết phân.
Vào thời Heian, có một nghi lễ trừ tà được gọi là tsuina, được du nhập từ Trung Quốc. Sau thời kì Edo, lễ tiết phân được dùng để chỉ ngày trước ngày đầu tiên của mùa xuân.
Lễ tiết phân ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, vào ngày lễ tiết phân, người ta rải đậu và ăn số hạt đậu tương ứng với số tuổi, hoặc số tuổi cộng với một. Ngoài ra còn có văn hóa ăn Ehomaki. Ở một số vùng, người ta bày cá mòi ở lối vào để khử mùi hôi. Cũng có vùng ăn cá mòi.
Đất nước có văn hóa lễ tiết phân
Nghi lễ trừ tà đã trở thành nền tảng của lễ tiết phân được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc, nhưng phong tục ăn mừng lễ tiết phân chỉ tồn tại ở Nhật Bản.
Tuy nhiên,một ngày sau ngày lễ tiết phân là ngày lập xuân, cũng được tổ chức ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc, họ ăn bánh gạo mùa xuân với thịt và rau gói bên ngoài. Còn ở Hàn Quốc thì họ dán bùa hộ mệnh trên cổng nhà để đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân.
Cách ném đậu chính xác vào ngày lễ tiết phân là gì?
Có nhiều phong tục khác nhau để ném đậu vào lễ tiết phân tùy thuộc vào vùng miền và họ gia đình. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp chung của ném đậu.
Chuẩn bị đậu
Đậu để ném ngày lễ tiết phân được cho là có sức mạnh tâm linh. Vì lý do đó, chúng ta hãy cúng đậu ở bàn thờ Thần đạo trước khi rắc. Những nhà không có bàn thờ Thần đạo thì nên đặt ở những nơi cao ráo.
Ngoài ra, sử dụng đậu đã qua nấu chín. Hầu hết các loại đậu bán trên thị trường đều đã qua nấu chin nên có thể yên tâm sử dụng.
Thời gian là buổi tối
Việc rắc đậu nên được thực hiện vào ban đêm thay vì ban ngày. Điều này là do ma quỷ được cho là đến thăm vào ban đêm. Gia đình có còn nhỏ cần lưu ý là không để trẻ ngủ gật.
Rắc đậu từ phòng trong cùng
Ném đậu từ phòng trong cùng. Hướng về phía cửa hoặc cửa sổ, vừa ném vừa nói “ma quỷ ở bên ngoài”. Sau khi ném xong thì đóng luôn cửa sổ và cửa ra vào để ma quỷ không quay trở lại theo. Tiếp theo thì hướng về phía trong phòng, vừa ném vửa nói “phúc ở trong nhà”
Chỉ ăn số đậu tương ứng với số tuổi
Tiếp theo, hãy ăn số đậu tương ứng với số tuổi của bạn. Cũng có nơi cho là ăn số đậu tương ứng với số tuổi cộng với một. Nên bạn hãy điều chỉnh theo phong tục của từng vùng nhé.
Nếu bạn không thể ăn hết số đậu, hãy cho vào trong cốc nước nóng và uống như cốc “trà phúc”, cũng sẽ được hiệu quả giống như khi ăn đậu.
Đồ ăn trong lễ tiết phân là gì?
Đồ ăn trong lễ tiết phân tùy theo vùng miền mà khác nhau. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu nhừng món ăn nổi tiếng nhất.
Cá mòi lễ tiết phân
Lý do người ta ăn cá mòi trong ngày lễ tiết phân là để xua đuổi tà mà ra khỏi cơ thể. Người ta cũng nói rằng khói và mùi tỏa ra khi nướng cá mòi sẽ xua đuổi tà mà.
Ăn cá mòi vào lễ tiết phân chủ yếu là ở miền Tây Nhật Bản như vùng Kansai. Ở vùng Đông Bắc Nhật Bản như Kanto hay Fukushima, người ta cũng ăn cá mòi, nhừng không phổ biến.
Ehomaki ( cơm cuộn thanh dài )
Người ta nói rằng việc ăn Ehomaki trong ngày lễ tiết phân bắt đầu vào cuối thời Edo ở Senba, Osaka, như một lời cầu nguyện cho công việc làm ăn phát đạt.
Người ta nói rang nếu bạn quay mặt về hướng may mắn và ăn hết thanh cơm cuộn dài Ehomaki mà không nói một lời nào thì điều ước của bạn sẽ thành hiện thực. Bảy loại nguyên liệu được sử dụng được đặt tên theo bảy vị thần may mắn.
Đậu phộng
Ở các tỉnh Hokkaido, Tohoku, Shinetsu, Miyazaki và Kagoshima, một số gia đình rắc đậu phộng nguyên vỏ thay vì rắc đậu nành. Việc này trở nên trở nên phổ biến vào năm 30 ~ 40 thời Showa. Lý do hợp lý cho việc này là vì việc nhặt và ăn sẽ hợp vệ sinh hơn.
Mì soba lễ tiết phân
Trong thời kì Edo, lễ tiết phân cũng là ngày giao thừa. Mì soba đôi khi được phục vụ cho nhân viên tại các cửa hàng, và đây được cho là nguồn gốc của Toshikoshi soba ( mì soba đêm giao thừa )
Vào thời điểm đó, nó được gọi là “toshitori soba” hoặc “setsubun soba”. Cho đến tận bây giờ, người dân vùng Izumo thuộc tỉnh Nagano và Shimane vẫn có phong tục ăn mì soba trong ngày lễ tiết phân
Tóm tắt
Ném đậu vào ngày lễ tiết phân là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản, Nghi lễ trừ tà đã trở thành cơ sở của lễ tiết phân được du nhập từ Trung Quốc, nhưng không có văn hóa ném đậu ở Trung Quốc. Có thể nói đây là một nét văn hóa phát triển độc đáo của Nhật Bản dựa trên nghi lễ trừ tà.