Ngày 1 tháng 4 là ngày cá tháng tư. Là ngày duy nhất trong 1 năm có thể nói dối. Từ trước tới giờ đã có ai từng bị lừa dối chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về nguồn gốc và quy tắc của ngày cá tháng tư.

Ngày cá tháng tư là gì

Ngày cá tháng tư là tập tục nói dối những lời vô hại cũng không sao hết chỉ diễn ra vào ngày 1 tháng 4. Người ta nói rằng nó bắt đầu ở phương Tây và lan sang Nhật Bản trong thời kỳ Daisho. Có một giả thuyết rằng chỉ được nói dối trong buổi sáng, tuy nhiên tùy theo từng vùng mà có sự khác nhau, có nơi nói dối cả ngày cũng được.

Nguồn gốc ngày cá tháng tư

Ngày cá tháng tư được cho là bắt nguồn ở Châu u, nhưng có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của nó. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số giả thuyết.

Giả thuyết ở Pháp

Vào năm 1564, vua Charles IX của Pháp ban hành sắc lệnh Roussillon. Đây là một sự sửa đổi lịch “bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 1”, nhưng những người phản đối lại cho rằng ngày 1 tháng 4 là “năm mới giả”, gây xôn xao dư luận.

Người ta nói rằng nhà vua đã nổi giận, và nhiều người bị trừng phạt. Nên người ta nói rằng có ngày cá tháng tư xuất hiện, để mọi người không quên bi kịch đó.

Giả thuyết Anh

Cũng có giả thuyết cho rằng nó bắt nguồn từ “Oak Apple Day” được tổ chức ở Anh vào thế kỷ 17. Oak Apple Day là ngày kỷ niệm sự phục hồi của chế độ quân chủ. Và có phong tục gắn quả và cành cây sồi trên mũ và cổ áo để thể hiện lòng trung thành với quốc vương Anh.

Việc gắn sẽ được thực hiện vào buổi sáng, nhưng nếu quên gắn thì sẽ bị trêu trọc. Nên người ta nói rằng cuối cùng nó đã trửo thành ngày cá tháng tư.

Thuyết Ấn Độ

Cũng có giả thuyết cho rằng ngày cá tháng tư bắt nguồn từ Ấn Độ. Phật tử Ấn Độ tu luyện nghiêm ngặt trong khoảng thời gian từ xuân phân tới ngày 31 tháng 3. Tuy nhiên, ngay cả khi cố gắng hết sức tu luyện chăm chỉ, mà quay trở lại thế giới trần tục vào ngày 1 tháng 4, thì sẽ lại bị giày vò bởi những ham muốn trần tục.

Nó được gọi là “Yasusetsu”, bới vì ngay cả khi một người đạt được giác ngộ thông qua tu luyện, cũng bị trở lại hình dạng ban đầu, nên các nhà sư bị chế nhạo. Người ta nói rằng đây là khởi đầu của ngày cá tháng tư.

Giả thuyết Ba Tư

Ở Ba Tư cổ đại có một lễ hội gọi là “Shizda Bedar”, được cho là “ngày thứ 13 của những lời nói dối” vào trước và sau ngày 1 tháng 4, tức là ngày thứ 13 sau ngày xuân phân. Có giả thuyết cho rằng sau này nó trở thành ngày cá tháng tư.

Ngày cá tháng tư lan truyền ở Nhật Bản khi nào?

Ngày cá tháng tư du nhập vào Nhật Bản từ Châu u và Hoa kỳ trong thời đại Taisho. Ở Nhật Bản thời sơ khai, April có nghĩa là “tháng 4”, Fool có nghĩa là “kẻ ngốc”, vì vậy nó được gọi là “ngu ngốc tháng 4”.

Cho tới thời Edo, ngày 1 tháng 4 được cho là “ngày không thành thật” được du nhập vào từ Trung Quốc, và là ngày để viết thư xin lỗi sự thiếu thành thật. Cũng có xin lỗi việc đã nói dối hoặc không trả tiền. Lâu dần, qua từng thời đại nó đã trở thành ngày cá tháng tư.

Quy tắc của ngày cá tháng tư

Ngày cá tháng tư cũng có quy tắc. Hãy tuân theo quy tắc nói dối để mọi người có thể vui vẻ trong ngày cá tháng tư.

Ngừng nói những lời dối trá khiến người khác không vui

Nếu bạn nói dối vào ngày cá tháng tư, hãy biến nó trở thành lời nói dối khiến người khác bật cười khi bị lừa dối. Đừng nói những lời dối trá khiến người khác bị sốc như “gia đình tôi bị hỏa hoạn”. Hãy dành cả ngày cá tháng tư để cười với những lời nói dối nhỏ bé đơn thuần.

Tiết lộ vào cùng trong ngày đó

Hãy tiết lộ sự thật vào cùng trong ngày cá tháng tư. Nếu một vài ngày trôi qua mà không bị phát hiện nói dối thì sẽ thấy đáng thương cho người bị lừa dối. Nên hãy tiết lộ cho họ biết càng sớm càng tốt nhé.

Tóm lại

Chúng tôi đã giới thiệu nguồn gốc, lịch sử và quy tắc của ngày cá tháng tư. Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngày cá tháng tư, tuy nhiên nó được du nhập vào Nhật Bản từ thời Daisho. Kể từ đó, nó đã dần dần lan ra khắp Nhật Bản. Tại sao bạn không thử nói dối gia đình và bạn bè vào ngày cá tháng tư sắp tới.

Hãy tìm một cuộc gặp gỡ mới với アイシテ !

Có thể tải ứng dụng bằng mã QR.

Có thể đăng nhập bằng trình duyệt web