Cũng giống như có những điều kiêng kỵ trong ẩm thực của mỗi quốc gia bạn sinh sống, ở Nhật Bản cũng tồn tại những quy tắc tương tự.

Nếu bạn có cơ hội dùng bữa với người Nhật, bạn biết được những điều kiêng kỵ liên quan tới ẩm thực của Nhật Bản, thì chắc chắn bạn sẽ để lại ấn tượng tốt.

Sau đây, tôi sẽ giới thiệu những điều kiêng kỵ liên quan đến ẩm thực của Nhật Bản, các bạn hãy tham khảo nhé.

Những điều cấm kỵ liên quan đến khăn ướt


Điều kiêng kỵ đầu tiên liên quan đến ẩm thực Nhật Bản là về khăn ướt.
Ở Nhật Bản, khi bạn đi ăn ngoài nhà hàng, thì hầu như bạn sẽ luôn được phục vụ “khăn ướt”.
Tùy từng cửa hàng mà có các loại khăn ướt khác nhau từ loại dùng 1 lần đến khăn vải có thể giặt và tái sử dụng, nhưng nó đều là “khăn để lau tay”.
Về cơ bản, không sử dụng nó ngoài mục đích lau tay.
Có thể bạn sẽ nghĩ “nhưng người Nhật đã sử dụng khăn ướt để lau mặt, miệng hay lau bàn đó!”.
Trên thực tế giống như vậy, thật xấu hổ khi cũng có rất nhiều ngưởi Nhật không biết “quy tắc trong ẩm thực của Nhật Bản”.

Điều kiêng kỵ liên quan đến trước・sau khi ăn


Điều kiêng kỵ thứ 2 liên quan đến ẩm thực Nhật Bản là trước và sau bữa ăn.
Ở Nhật Bản người ta có quy tắc chào hỏi nói “itadakimasu” trước bữa ăn và “gochisosama” và sau bữa ăn.
Cả 2 từ này đều có nghĩa là thể hiện “lòng biết ơn” đối với những người đã tạo ra nguyên liệu và món ăn đó.
Sau khi dùng bữa xong mà không chào hỏi đó là điều kiêng kỵ.
Hãy tập thói quen nói “itadakimasu” và “gochisosama” trước và sau bữa ăn nhé.

Điều kiêng kỵ trong cách cầm đũa


Điều kiêng kỵ thứ 3 liên quan đến ẩm thực Nhật Bản là cách cầm đũa.
Tùy vào văn hóa của mỗi quốc gia mà có nơi ăn bằng tay, nhưng ở Nhật Bản người ta sử dụng “đũa” khi ăn.
Vì có nhiều quy tắc được quy định từ cách cầm đũa đến cách sử dụng chúng, nên người nước ngoài có thể sẽ mệt mối khi ăn bằng đũa cho tới khi quen.
Nếu bạn không chắc chắn về cách sử dụng đũa hay sử dụng không thành thạo thì đừng ngần ngại yêu cầu 1 cái nĩa nhé.

”chọc đũa” là một cách cầm đũa không tốt

Chọc đũa là hành động cắm đũa vào thức ăn và ăn, đó là cách cư xử vi phạm quy tắc ở Nhật Bản.
Đối với những người nước ngoài sử dụng đũa không thành thạo, thì chọc đũa có cảm giác giống như là nĩa nên rất dễ dùng.
Tuy nhiên, cách ăn này không được yêu thích, nên bạn hãy chú ý để không thực hiện nhé.

“Dùng đũa kéo đồ ăn” là một cách cầm đũa không tốt

“Dùng đũa kéo đồ ăn” là hành động dùng đũa kéo bát hay đĩa tới chỗ mình.
Vô tình, bạn có lỡ dùng đũa kéo đồ ăn, nhưng hãy chú ý vì trong quy tắc ứng xử của Nhật Bản thì điều đó không được.
Khi kéo đồ ăn, bạn hãy nhớ dùng tay lấy nhé!

“Liếm đũa” là cách cầm đũa không tốt

“Liếm đũa” là hành động liếm thức ăn dính trên đũa.
“Liếm đũa” là 1 từ được dùng chủ yếu ở vùng Kansai như Osaka và Kyoto có ý nghĩa là “liếm”.
Việc liếm đũa nhiều lần mà không gắp đồ ăn, hay liếm đồ ăn là hành vi không đúng trong quy tắc ứng xử của Nhật Bản nên hãy tránh xa việc đó nhé.

Điều kiêng kỵ liên quan đến cái bát


Điều kiêng kỵ thứ 4 liên quan đến ẩm thực Nhật Bản là về cái bát.
Ở Nhật Bản, việc cầm bát bằng tay khi ăn cơm được coi là quy tắc ứng xử.
Cố gắng cầm bát bằng 1 tay khi ăn nhé.
Tuy nhiên, đừng ép bản thân cố gắng cầm bát quá nặng không thể cầm bằng 1 tay được nhé, hãy đặt vào tay không cầm đũa rồi ăn nhé.

Những điều kiêng kỵ liên quan tới khuỷu tay trong khi ăn


Điều kiêng kỵ thứ 5 liên quan đến ẩm thực Nhật Bản là về khuỷu tay trong khi ăn.
Ở Nhật Bản, chống khuỷu tay lên trên mặt bàn trong khi ăn được coi là điều kiêng kỵ. Ngoài tư thế xấu, dáng vẻ không tốt thì những người xung quanh bạn cũng không thấy đẹp.
Hãy nâng khuỷu tay lên, tay không cầm đũa để lên trên bàn hoặc đặt hướng tới đồ ăn nhé, sao cho khuỷu tay không chạm mặt bàn.

Những điều kiêng kỵ liên quan tới mì và đồ uống


Điều kiêng kỵ thứ 6 liên quan đến ẩm thực Nhật Bản là về đồ uống và mì.
Ở Nhật Bản việc tạo ra tiếng ồn khi ăn mì hay uống đồ uống nóng như trà hay mì udon, mì ramen, súp miso được coi là tốt.
Tuy nhiên, điều này cũng không phải cần thiết nên bạn hãy ăn uống sao cho “có ý thức” là được.
Hơn nữa, điều đó không có nghĩa là bạn “phát ra âm thanh khi ăn cơm cũng được”.
Việc phát ra âm thanh khi bạn đặt bát đũa xuống hay phát ra âm thanh nhai khi bạn ăn được coi là không tốt với quy tắc ứng xử. Tránh xì mũi hoặc hắt hơi khi ăn vì đây cũng là điều không tốt.
Nếu bạn không chắc khi ăn mình có nên phát ra âm thanh hay không, thì hãy không phát ra âm thanh là tốt nhất.

Những điều kiêng kỵ khi ăn không hết


Điều kiêng kỵ thứ 7 liên quan đến ẩm thực Nhật Bản là khi ăn không hết.
Ở Nhật Bản, việc ăn hết không để lại thức ăn thừa được coi là quy tắc ứng xử cơ bản. Điều này cũng có ý nghĩa là thể hiện lòng biết ơn với người đã tạo ra nguyên liệu và món ăn đó.
Nếu bạn có bị dị ứng với đồ gì đấy, thì hãy cố gắng thông báo trước cho người quán ăn biết, để họ bỏ ra khỏi món ăn trước cho nhé.
Ngoài ra, bạn hãy gọi lượng vừa phải mà mình có thể ăn hết nhé.
Trường hợp dù thế nào cũng không thể ăn hết được thì bạn cũng đừng ép mình ăn nhé.
Trong trường hợp đó, khi ra về bạn nên nói một lời cảm ơn “món ăn rất ngon” với nhân viên cửa hàng là được.

Tóm lại


Ở Nhật Bản tồn tại rất nhiều các quy tắc ứng xử đặc biệt.
Trong số đó có cả những việc bạn thấy “sao lại kỹ tới mức đó á?” hay “Không thể tưởng tượng được điều đó ở đất nước của tôi”.
Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, đừng ngại, hãy bắt chuyện với người Nhật xung quanh bạn, và xin lời khuyên từ họ nhé!

Hãy tìm một cuộc gặp gỡ mới với アイシテ !

Có thể tải ứng dụng bằng mã QR.

Có thể đăng nhập bằng trình duyệt web